Lucky88: Olympic Việt Nam cần xác định mục tiêu cuối cùng là gì?
Olympic Việt Nam cần xác định mục tiêu cuối cùng là gì?
“Đội tuyển Olympic Việt Nam có đủ con người tốt, để vượt qua cột mốc vòng 1/8 tại các kỳ Đại hội Thể thao châu Á – ASIAD. Điều cốt lõi, chúng ta phải xác định được mục tiêu cuối cùng là gì và thái độ ứng xử - sự ủng hộ của người hâm mộ, truyền thông và Liên đoàn đến đâu nữa”, HLV Hoàng Anh Tuấn đề cập trực diện vấn đề, trong cuộc đối thoại với Thể thao & Văn hóa. Chúng ta đang nói về nội lực và khả năng tiến sâu của thầy trò HLV Park Hang Seo tại ASIAD 2018, sẽ diễn ra ở xứ vạn đảo Indonesia, tháng 8 tới đây.
Xem thêm: https://www.lucky88.com/news/category/soi-keo-bong-da-1.aspx
Cơ hội của Olympic Việt Nam là rất lớn
Thể thao & Văn hóa: Sau thành công tại VCK U23 châu Á hồi tháng 1/2018, hẳn tâm thế của đội bóng dưới thời HLV Park Hang Seo lúc này đã khác. Không khác không được, bởi số đông đều nghĩ và muốn thế. Nhưng, ở góc độ một người làm chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm dẫn dắt các ĐTQG thi đấu ở giải quốc tế, HLV Hoàng Anh Tuấn có một phác thảo khác về nội lực của đội bóng, khả năng chinh phục và cả những yếu tố khách quan – nhìn từ phía đối thủ của chúng ta, tại ASIAD 18 tới đây?
HLV Hoàng Anh Tuấn: Tại bảng D, với Nhật Bản, Pakistan và Nepal, cùng điều lệ môn bóng đá nam ASIAD còn trao cơ hội cho 4 đội bóng xếp thứ 3 tại 6 bảng đấu có thành tích tốt nhất, đi tiếp vào vòng 1/8, thì rõ ràng, cơ hội của Olympic Việt Nam là rất lớn. Nhật Bản ở một đẳng cấp khác, như tất cả chúng ta đã được chứng kiến họ vừa chơi như thế nào tại FIFA World Cup 2018 rồi, nhưng Pakistan và Nepal thì hoàn toàn có thể “giải quyết” được. Đấy là về lý thuyết và các điều kiện khách quan. Điều tôi muốn lưu ý ở đây là, cần phải xác định được mục tiêu cuối cùng, ví như mục tiêu tại ASIAD này là gì?
Bóng đá châu Á đã thôi không còn bất ngờ về Việt Nam nữa, sau những gì chúng ta đã làm được ở Thường Châu, Trung Quốc, đấy là điều chắc chắn. Nepal hay Pakistan sẽ vào trận với Việt Nam, như U23 Việt Nam bắt đầu VCK U23 châu Á 2018 vậy. Tại giải đấu đó, đội bóng của HLV Park Hang Seo đã chơi vượt quá sức mình, đi đến trận đấu cuối cùng. Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói thì chúng ta không có sự vượt trội nào về chuyên môn so với các đối thủ. Cả giải, đội bóng chỉ giành chiến thắng 1 trận ở giờ thi đấu chính thức. Chúng ta hơn họ ở yếu tố tinh thần, sự đoàn kết, cách tổ chức đội bóng trở thành một khối thống nhất và cả sự may mắn nữa. Tôi muốn nhấn mạnh, giai đoạn chuẩn bị giữ vai trò quan trọng. Vài ngày tới, đội bóng sẽ đá giải tập huấn ở Mỹ Đình và HLV Park Hang Seo sẽ bắt đầu tính toán điểm rơi từ thời điểm đó.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện thăm và động viên thầy trò HLV Park Hang Seo| VFF Channel
Tâm thế khác vị thế
Thể thao & Văn hóa: Khi không còn yếu tố bất ngờ, Olympic Việt Nam sẽ chỉ có cơ hội tiến sâu, nếu chấp nhận xuất phát điểm thấp, thậm chí nằm “kèo dưới”, thưa HLV Hoàng Anh Tuấn? Theo cách tổ chức đội bóng, HLV Park Hang Seo quyết định “buôn lớn” với mô hình “3 trong 1”, cho ASIAD 18, AFF Cup 2018 và cả ASIAN Cup 2019. Với một HLV, ông có thể chia sẻ những ưu và khuyết của tiêu chí – phương pháp dùng người này không? Tôi còn nhớ là, năm 2007, cũng với “phác họa” này, các đội bóng dưới thời HLV Alfred Riedl đã chơi tưng bừng ở Vòng loại Olympic Bắc Kinh và ASIAN Cup, nhưng đến SEA Games 24 tại Thái Lan vào cuối năm đó, thì thất bại nặng nề.
HLV Hoàng Anh Tuấn: Mô hình “3 trong 1”, về phần ưu thì có thể thấy rõ là các cầu thủ được chơi cùng nhau nhiều hơn, sự ăn ý và tính kết dính cũng cao hơn.
Phần lớn các cầu thủ tốt nhất, giàu tiềm năng nhất, đều nằm trong độ tuổi U23, đấy là một thuận lợi lớn của nền bóng đá và rất tích cực. Nhưng nhược điểm của mô hình này, cũng không khó để nhận ra. Cầu thủ có giai đoạn thăng hoa, thì cũng có giai đoạn đi xuống phong độ. Muốn họ trở lại thì cần có thời gian. Chúng ta phải tính đến xác xuất rủi ro.
Chẳng phải nói đâu xa, mới đây, bóng đá Việt Nam cũng đã thất bại ở cả 2 chiến dịch SEA Games gần nhất, cũng với mô hình này. Nền bóng đá ước ao một tấm HCV SEA Games, song đồng thời cũng muốn thành công ở các giải đấu khác, đấy là điều gần như không thể.
Thế nên, tôi mới nói việc xác định mục tiêu cụ thể cuối cùng, là rất quan trọng, vì HLV phải nhìn vào đó để chọn điểm rơi trong quá trình chuẩn bị. Đối với một quốc gia khác, nền bóng đá khác, lực lượng cầu thủ dồi dào, thì dễ thở hơn.
Tính thời điểm là quan trọng
Cũng theo HLV Hoàng Anh Tuấn thì tính thời điểm cũng là rất quan trọng với bóng đá Việt Nam lúc này bởi nó liên quan đến mục tiêu cụ thể, chứ thay vì chạy theo đám đông.
Thể thao & Văn hóa: Ở một góc nhìn khác, tôi cho rằng tính thời điểm cũng rất quan trọng. Ví như trước khi chúng ta làm nên cơ địa chấn Thường Châu, tháng 1/2018, vào thời điểm đó các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia chưa khởi tranh. Nhưng ngay lúc này, V-League và giải hạng Nhất đã qua 2/3 chặng đường, không thể nói là thể lực, trí lực của cầu thủ không bị bào mòn. Việc tái tạo – làm mới cho cả một tập thể đội bóng mấy chục con người, là chuyện không đơn giản, thưa HLV Hoàng Anh Tuấn?
HLV Hoàng Anh Tuấn: Chính xác! Chúng ta dàn trải ra quá nhiều mặt trận, từ cấp CLB đến các cấp độ ĐTQG. HLV phải biết điều chỉnh, chọn điểm rơi, cho một giải đấu hay mục tiêu cuối cùng, trước đó, người làm chuyên môn cần được định hướng về mặt tiêu chí thành tích hướng tới. Bóng đá luôn hàm chứa tính bất ngờ, nhưng thời điểm khác nhau, sẽ xảy ra những khả năng khác nhau. Vấn đề tế nhị lúc này là Liên đoàn đưa ra mục tiêu nào với HLV Park Hang Seo, tại ít nhất 3 giải đấu quan trọng của đội tuyển sắp tới đây? Tôi chưa thấy ai phát biểu về vấn đề này, kể cả ở cấp quản lý.
Về khát vọng và năng lực chinh phục với một đội tuyển có độ tuổi trung bình thấp như Việt Nam là có. Nhiều người trong số này cũng xây giấc mộng World Cup chứ không đùa, thế thì có thể yên tâm về ý chí phấn đấu, với từng cá nhân. Nhưng cách tổ chức đội bóng, cũng như khâu chuẩn bị, chọn điểm rơi thì khó khăn hơn nhiều. Đó là phần việc của HLV, của đội ngũ kỹ thuật – giúp việc.
Tôi tin rằng, Olympic Việt Nam hoàn toàn có thể tiến xa, nếu chúng ta thực sự nghiêm túc với mục tiêu ở sân chơi ASIAD. Nhưng sau đó, khi đội bóng vuột mất cơ hội tại AFF Cup vào cuối năm, thì cũng không nên bất ngờ. Đấy là xác xuất rủi ro cần phải được tính tới. Còn ASIAN Cup 2019 là đấu trường đỉnh cao, khốc liệt, nơi mà bóng đá Việt Nam chỉ có thể đặt mục tiêu cọ xát, học hỏi. Ở đó, chúng ta khó thể “ngồi cùng mâm” với Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran, Saudi Arabia, Iraq hay các quốc gia hàng đầu khác!
Thể thao & Văn hóa: ASIAD 2018 chỉ tính bằng ngày, nhưng thực tế là có 1 luồng suy nghĩ kiểu bắc cầu - U23 Việt Nam á quân châu lục, thì đương nhiên sẽ thành công tại Á vận hội, HLV Hoàng Anh Tuấn nghĩ sao về điều này?
HLV Hoàng Anh Tuấn: Ngôi á quân VCK U23 châu Á 2018 chưa đủ để tạo một vị thế nào đó cho bóng đá Việt Nam, trong tốp 8 hay 10 châu lục, đấy là điều mà phần lớn chúng ta đều thấy rõ. Cách đây không lâu, tôi có được họp với Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL và ông cũng nhắn nhủ, cần phải đảm bảo tâm thế của đội bóng, sau thành công ở Thường Châu. Là tâm thế trong lòng người hâm mộ, chứ không phải vị thế. Tôi hy vọng, VFF, người hâm mộ và giới truyền thông cũng quan tâm đến đội bóng như thế, chi tiết này cũng rất quan trọng.
Tại VCK U23 châu Á 2018, chúng ta không có mục tiêu nào cả. Thậm chí sau 1-2 trận đấu đầu tiên, cũng chưa thấy gì, nhưng bắt đầu từ trận thứ 3 và cơ hội đi tiếp, truyền thông mới đưa tin nhiều hơn, người hâm mộ mới ùn ùn kéo qua Thường Châu cổ vũ đội bóng nhiều hơn. Từ đó, đội bóng lên tinh thần thấy rõ và làm nên những điều kỳ diệu. Đấy là ký ức tuyệt vời trong đời cầu thủ, nhưng với một người làm chuyên môn, thì phải tỉnh táo.
Chúng ta không thể cuốn theo số đông, mà quên mất vị thế đứng của mình đang ở đâu. Tôi tin rằng, nếu đội bóng chịu lùi lại, đưa đối thủ vào thế trận của mình, cơ hội thành công sẽ cao hơn. Ở cấp độ đội tuyển và bơi ra đấu trường châu lục như ASIAD, bóng đá Việt Nam chưa đủ năng lực để chơi áp đặt, kiểm soát.
Last updated